- 28/04/2025
- 643
Mục đích:
- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao ảnh hưởng của thiên tai đến nơi tạm cư an toàn, nhất là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương.
- Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Bảo vệ sản xuất và môi trường sinh thái; Chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, huy động lực lượng đủ mạnh nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
UBND tỉnh yêu cầu:
- Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
- Nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro thiên tai, như bão, lũ, mưa lớn, lốc, sét, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, sạt lở đất và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
- 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền phổ biến đến các ngành và nhân dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm về hoạt động phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó thiên tai, nhất là các loại thiên tai có cấp độ mạnh và siêu mạnh có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ thống các công trình phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các hồ chứa nước lớn, vừa, các hồ chứa nước gần khu dân cư đông đúc hoặc gần cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng quan trọng ở phía hạ du.
- Khắc phục, khôi phục kịp thời về sản xuất nông - công nghiệp trên địa bàn tỉnh sau thiên tai, sớm ổn định đời sống nhân dân.
Phương án đã xác định rõ các cấp độ rủi ro ứng với các loại hình thiên tai chủ yếu thường xảy ra trên địa bàn tỉnh gồm:
- Đối với hạn hán, nắng nóng: Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 2.
- Đối với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và bão: Cấp độ rủi ro từ cấp 3 đến cấp 4.
- Đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét: Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 3.
- Đối với sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 2.
- Đối với lốc, sét và mưa đá: Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 2.
- Đối với cháy rừng: Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 2.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án đề ra, UBND tỉnh giao:
Thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Trực tiếp chỉ huy, điều hành công tác phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn theo nhiệm vụ và địa bàn được Trưởng ban phân công phụ trách.
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh:
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác phòng ngừa, ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Quyết định cảnh báo và các biện pháp đối phó với bão, lụt, lũ quét và sạt lở đất theo quy định. Quyết định theo thẩm quyền huy động nhân lực, vật tư, phương tiện của các tổ chức, cá nhân để ứng cứu, cứu trợ kịp thời các tình huống cấp bách xảy ra. Chỉ huy đảm bảo an toàn hồ đập, công trình phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
- Thành lập và chỉ đạo các Tiểu ban cứu hộ, cứu nạn, các đơn vị có liên quan triển khai phương án ứng phó thiên tai đã được duyệt; tổ chức ứng phó, xử lý kịp thời các diễn biến thiên tai (mưa lớn, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất) bảo vệ sản xuất, các cơ sở kinh tế - xã hội, các khu dân cư.
- Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả thiên tai ở địa phương, yêu cầu các ngành, các cấp triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai về thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ.
- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là công trình đã được UBND tỉnh bố trí kinh phí để khắc phục; tổng hợp tiến độ thực hiện, kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo quy định.
- Chỉ đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổ chức trực ban theo quy định; phối hợp với UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý hồ, đập để điều tiết, giảm lũ, xả lũ hợp lý nhằm phòng, chống ngập úng, lũ lụt… Thu thập, xử lý thông tin, báo cáo UBND tỉnh, để ra các quyết định kịp thời về phòng chống thiên tai; xây dựng, dự thảo các báo cáo theo quy định.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Xây dựng phương án, củng cố lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, tham gia ứng phó khắc phục hậu quả thiên tai khi được điều động. Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; phối hợp, hướng dẫn các địa phương duy trì lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã; đồng thời, huấn luyện, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng dân quân tự vệ về ứng phó thiên tai để đảm bảo sẵn sàng theo phương châm lực lượng tại chỗ.
- Thường xuyên kiểm tra các phương tiện, trang thiết bị, có kế hoạch tổ chức tập kết tại các vùng có nguy cơ bị chia cắt khi xảy ra mưa lũ, để tham gia kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn. Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thống nhất chỉ huy các lực lượng vũ trang, gồm: lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai vùng biên giới; thường xuyên thông tin, hướng dẫn cho nhân dân phòng chống thiên tai hiệu quả; đồng thời, thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản cho nhân dân vùng biên giới.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn tỉnh khi có yêu cầu.
Công an tỉnh:
- Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công an xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo chức năng của lực lượng Công an; hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai trong việc tập huấn, huấn luyện cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội khi xảy ra thiên tai; bố trí lực lượng, phối hợp với thanh tra giao thông tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông tại khu vực bị thiên tai, kiểm soát chặt chẽ phương tiện giao thông qua các đoạn đường ngập, các bến đò ngang.
- Triển khai lực lượng, bảo đảm an ninh, an toàn các địa bàn, mục tiêu, công trình trọng điểm. Đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, các phần tử cơ hội lợi dụng thiên tai để hoạt động phạm tội, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.
- Phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương trong việc sơ tán Nhân dân, tham gia cứu nạn, cứu hộ và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả khi xảy ra thiên tai; phối hợp Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai.
Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tổng kiểm tra hồ đập, các trọng điểm xung yếu trước lũ. Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất.
- Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk thực hiện quy định xây dựng, phê duyệt và triển khai phương án ứng phó thiên tai.
- Đôn đốc các Sở, ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng chống thiên tai của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện các biện pháp vệ sinh, xử lý, đảm bảo môi trường trước, trong và sau thiên tai hạn chế ô nhiễm.
Sở Khoa học và Công nghệ:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ, kịp thời trong mọi tình huống từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố và các trọng điểm. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai.
- Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp, Đài Khí tượng Thủy văn Đắk Lắk, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các đơn vị viễn thông trên địa bàn thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền phục vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
Sở Y tế:
- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện chính sách trợ giúp xã hội khẩn cấp đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý ổ dịch xuất hiện trong và sau thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chỉ đạo các trung tâm y tế, bệnh viện các huyện tổ chức các đội y tế xung kích cùng trang thiết bị và cơ số thuốc phù hợp để phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn.
Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn cho giáo viên học sinh và an toàn trường, lớp học trong thiên tai; có kế hoạch bảo đảm chương trình, thời gian học cho học sinh các xã vùng bị ảnh hưởng bão, lũ, lụt.
- Tiếp tục lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào chương trình các cấp học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm giảm thiểu rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và cộng đồng; từng bước xây dựng nhà trường, cộng đồng an toàn trước thiên tai.
Sở Công Thương:
- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai của ngành. Chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng, phân phối hàng hoá nhu yếu phẩm chuẩn bị nguồn hàng dự trữ, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu.
- Tăng cường quản lý nhà nước giám sát, kiểm tra về công tác quản lý an toàn điện, an toàn hồ đập, quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện kết hợp với nhiệm vụ sản xuất và phòng chống thiên tai.
Sở Xây dựng:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án đảm bảo giao thông, an toàn cho công trình đường bộ (bao gồm các tuyến quốc lộ, đường tỉnh) được giao quản lý; có phương án khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo an toàn giao thông; có kế hoạch dự phòng huy động phương tiện vận tải phù hợp để kịp thời đáp ứng yêu cầu sơ tán dân cư khi xảy ra thiên tai theo lệnh của Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
- Xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện phương án phòng chống thiên tai của ngành, đảm bảo an toàn cho các công trường xây dựng, các nhà xưởng, công trình xây dựng trọng điểm; tham mưu khắc phục, xử lý sự cố các công trình xây dựng do thiên tai gây ra.
Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đáp ứng kịp thời cho công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định trên cơ sở đề nghị của các địa phương, đơn vị.
Tỉnh Đoàn Thanh niên:
- Căn cứ Quy chế số 05/QC-UBND-TĐTN ngày 27/3/2013 của UBND tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk “về phối hợp công tác giữa UBND tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Đắk Lắk”; Chương trình phối hợp giữa Ban thường vụ Tỉnh Đoàn Đắk Lắk với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn để thực hiện.
- Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp triển khai xây dựng, đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho lực lượng xung kích tại cơ sở.
Đài Khí tượng Thuỷ văn Đắk Lắk: Tăng cường nâng cao chất lượng bản tin dự báo; kịp thời cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định đến cơ quan truyền thông, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các sở, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai; thường xuyên cập nhật thông tin về diễn biến thời tiết thủy văn trên địa bàn toàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng chống thiên tai.
Công ty Điện lực Đắk Lắk: Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án bảo vệ an toàn hệ thống nguồn, lưới điện trong mọi tình huống. Có phương án đảm bảo cấp điện 24/24 giờ phục vụ công tác ứng phó thiên tai và công trình phòng chống thiên tai trọng điểm.
Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk:
- Lập và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huốn khẩn cấp đối với đập và hồ chứa trong phạm vi quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan thực hiện vận hành các hồ chứa nước theo đúng quy trình nhằm đảm bảo an toàn cho công trình, đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất, phòng chống thiên tai.
- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan thực hiện việc xả lũ các hồ chứa thuộc phạm vi quản lý khi có yêu cầu.
- Khẩn trương triển khai thực hiện việc khắc phục các công trình được giao quản lý bị hư hỏng theo kế hoạch vốn được phê duyệt; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện khắc phục các công trình đã được UBND tỉnh bố trí vốn theo quy định.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk: Tổ chức truyền tin phục vụ công tác phòng chống thiên tai theo quy định; phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng chống thiên tai, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai.
Các Sở, ngành khác: Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng tránh thiên tai của ngành mình, đơn vị mình và nhiệm vụ phòng, chống thiên tai chung của tỉnh.
UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn theo quy định, đảm bảo an toàn về người và tài sản; tổ chức tốt phương châm “bốn tại chỗ” trong phòng, chống thiên tai; lập, phê duyệt và triển khai Phương án ứng phó thiên tai trên địa bàn; rà soát, cập nhật phương án ứng phó với các đợt thiên tai điển hình từng xảy ra trên địa bàn để chủ động ứng phó. Các địa phương thường chịu ảnh hưởng trực tiếp việc xả lũ các hồ chứa, như: Ea H’leo, Ea Súp, Krông Pắc, Lắk, Krông Ana, Buôn Đôn, Ea Kar,… cần tổ chức diễn tập phương án ứng phó thiên tai (lũ, ngập lụt) nhằm chủ động khi có tình huống thiên tai xảy ra.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình; tăng cường bố trí ngân sách cho hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định; thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao về thu nộp Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình theo quy định; kiểm tra các vị trí xung yếu có nguy cơ gây sự cố tiên tai trên địa bàn để chủ động phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn về người và tài sản.
- Tổ chức trực ban 24/24 giờ theo quy định; phối hợp với các đơn vị quản lý hồ, đập để điều tiết, giảm lũ, xả lũ hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc phòng, chống ngập úng, lũ lụt.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực chủ động tham gia công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; triển khai thực hiện quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống thiên tai của địa phương.
- Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai việc khắc phục, sửa chữa các công trình bị hư hỏng do thiên tai gây ra trên địa bàn, đặc biệt là các công trình đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Định kỳ tổng hợp tiến độ thực hiện, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Môi trường theo quy định.
Xem toàn văn Phương án tại đây!